Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011

CÁCH CÂU LIÊN KẾT - LINK BAITING

Link Baiting (dịch nôm na là hình thức “câu” liên kết) là một thủ thuật mà các blogger hiếm khi dùng trong những trang web tiêu biểu. Trong bài viết này tôi sẽ giải thích Link Baiting là gì và bằng cách nào mà mọi người (không chỉ riêng các bloggers) có thể dùng nó để tạo ra những đường liên kết có chất lượng.

Có thể bài viết hơi lòng vòng một chút trước khi vào vấn đề chính nhưng tôi không nghĩ nhiều người biết khái niệm cũng như cách sử dụng Link Baiting một cách hiệu quả.
“Link Baiting” có thể bị coi như một tiểu xảo và đó là lý do tại sao mọi người không công nhận nó một cách chính thức hợp pháp.
Tuy nhiên Link Baiting đơn giản chỉ là cách tạo đường link với một chút mánh khoé: Thay vì kích vào đường liên kết đơn thuần, bạn sẽ được nhận ngay nội dung chính và độc đáo của trang web đó.

Link Baiting hoạt động thế nào?

Link Baiting giống như trò câu cá. Bạn viết một bài (tôi sẽ đề cập đến vấn đề này sau) và để chế độ cho phép người đọc. Người khác khi đọc nội dung của bài viết này và nếu may mắn họ cảm thấy chủ đề thú vị, họ sẽ lấy một số thông tin chính làm đường link quảng cáo cho bài viết tại các trang khác. Bài viết gốc ở đây có thể gọi là mồi câu và đường link của chúng ta là mẻ cá.
Một bài viết bình thường có thể chứa rất nhiều đường link thô mà bạn ít hoặc không cố gắng làm cho nó hấp dẫn.
Ví dụ: Cách đây độ 1 năm tôi có viết một bài viết có tên gọi Florida Update trên một trang web. Cứ mỗi lần thu được kết quả phân tích tôi lại cập nhật thông tin cho bài viết đầu tiên này. Tôi làm việc này trong khoảng thời gian 1 hay 2 tháng gì đó. Sau này tôi đã cho xuất bản lý thuyết về cách thức cập nhật thông tin.
Bài viết đó có 88 links được dần thêm vào và đường liên kết tốt nhất tôi đánh giá là từ ODP trong danh mục tin tức của Google.
Trên thực tế bài báo này nằm trong Top 10 và nếu bạn dùng Google tìm kiếm với hai từ “Florida Update”, kết quả sẽ cho ra rất nhiều trang web đã liên kết với bài viết này của tôi.

Vậy bài viết này có gì đặc biệt?

Trong khi tôi không bao giờ có ý định hướng nó tới cách dùng Link Bait thì nó lại thành ra một kiểu trang “hook” tiêu biểu. Cách trình bày bài viết có thể nói là bản tóm tắt hoàn hảo của các phương thức “câu” liên kết mà tôi sẽ trình bày ngay dưới đây.
Khi muốn xây dựng một đường link tốt bạn cần nghĩ tới 5 cách câu link (5 loại “hooks”): News, Contrary, Attack, Resource, Humor (Tin tức, Phản Bác, Công Kích, Lưu trữ và Hài Hước).
Cách thức câu đường link theo tin tức News Hook là cách bạn đưa các tin công nghiệp. Cách làm này không hề có ý bắt chước hay rập khuôn bài viết của ai đó. Nó phải chứng tỏ sự độc đáo mà không một ai có thể nghĩ tới hay thậm chí có thể là bản tóm tắt hàng loạt quan điểm cái nhìn của nhiều đối tượng. News hook
Contrary hooks là cách bạn muốn đưa một quan điểm bất đồng với ai. Nó có thể là cái gì đó nổi bật và gây tranh cãi.
Ví dụ: Nếu tôi có ý định viết môt bài tuyên bố những lý thuyết gần đây nhất của Danny Sullivan (Sullivan là một chuyên viên tư vấn giải pháp tối ưu hoá công cụ tìm kiếm SEO Consultant (Search engine optimization) và là một cây viết cho trang Textlinkbrokers.com) chỉ là nhảm nhí, nó có thể dẫn đến hàng loạt các ý kiến phản bác lại (đặc biệt khi tôi có thể đưa ra những bằng chứng cho những luận điểm này thì càng gây tranh luận lớn).
Gần đây Mike có gửi một bài viết về Clickz trong đó ông một lần nữa chỉ ra quan điểm không tin tưởng vào những đánh giá trong Google Sandbox (khoảng thời gian 30 ngày trước khi Google tiếp nhận đường link 1 trang web trong mục tìm kiếm của nó). Ông ta thậm chí còn động chạm cả đến những bài viết trong đó Sandbox đã bỏ qua một số trang web khác.
Ngay sau khi gửi bài viết này (chỉ sau một tuần kể từ khi bài báo công bố) rất nhiều các thành viên SEM (Search Engine Marketing) đã tấn công lại ông với những chứng cớ bảo vệ cho Sandbox.
Và nếu bạn sử dụng trình duyệt của Yahoo’s Site Explorer để xem những trang nào đã có liên kết tới bài này bạn sẽ thấy Yahoo! cho ra độ 80 đường dẫn liên kết tới bài viết này. Tôi có thể nói rằng Mike đã áp dụng cách thức câu đường link một cách xuất sắc!
Attack hooks là bước tiến xa hơn của dạng contrary hooks, bằng cách đưa ra những luận điểm bật lại người đã lật tẩy những lý thuyết đó lên một cấp cao hơn. Bài phản hồi đầu tiên từ SEOmoz (Search Engine Optimization Resource) gần giống như một dạng attack hook, nhưng sau khi bài viết được chỉnh sửa lại thì độ nóng của nó bị giảm đi phần nào. Họ phản đối bài viết của Mike Grehan trên Sandbox với một chút vội vàng và biến nó theo quan điểm cá nhân. Họ muốn giảm nhiệt vấn đề nhưng chính cách làm của họ lại khiến vấn đề nóng bỏng hơn. Ai mà có thể biết được bài viết này biết đâu lại có ý công kích vào nguồn SEOmoz và rồi hàng loạt xung đột sẽ tiếp diễn.
Resource hook mang nhiều ý nghĩa trang thông tin hơn. Nó là sự tổng hợp và chọn lọc thông tin cho người xem.
Trong thực tế thì Resource hook kiểu như chúng ta có một đống tin tức, chúng ta sẽ chọn lọc những tin chính có ý sau đó giải thích ý nghĩa của nó cho bạn đọc. Tiếp theo những người khác đọc bài này sẽ thuật lại y nguyên toàn bộ nội dung của bài viết hay tối thiểu tạo một liên kết tới bài viết trong một trang web khác.
Cuối cùng là Humour hook. Với cách câu đường link này bạn viết bài hệt như bạn đang viết chuyện phiếm, những chuyện hài hước, có thể thêm những tấm hình ngộ nghĩnh mà bạn đã tìm được. Đảm bảo sẽ có bài nhận định của người nào đó và hi vọng họ sẽ lưu liên kết tới trang khác cho bạn.
Có rất nhiều trang Blogs thiết kế kiểu này như Obscure Store & Reading Room và Small Town Misfit. Họ đã đi săn tìm trang web để lấy những câu truyện hài hước và sau đó đưa lên cho bạn đọc xem, khuyến khích, lôi kéo người đọc tạo đường link liên kết tới bài viết đó.
Và nó phải hoạt động có hiệu quả! Small Town Misfit đã có trên 1600 đường liên kết với công cụ tìm kiếm của Yahoo trong khi đó Obscure Store còn trên cả 1700.
Do vậy, nếu bạn đang lo lắng về cách xây dựng liên kết thế nào, có thể bạn đang học cách trở thành một “nhà chức trách” trong việc cân đo đong đếm xem nên lựa chọn các câu link nào cho hiệu quả, nhanh chóng và dễ dàng. Ngoài ra câu liên kết còn là cách làm khá hay để gây dựng uy tín và thương hiệu trực tuyến cho bạn (vì càng ngày càng nhiều người biết đến trang web của bạn hơn qua những đường link này).

Về tác giả bài viết:

Rob Sullivan là một chuyên viên tư vấn giải pháp tối ưu hoá công cụ tìm kiếm SEO Consultant (Search engine optimization) và là một cây viết cho trang Textlinkbrokers.com.
Hương Giang – OnBoom Group (dịch từ SEO Pro News)

SEO tổng quát dành cho Doanh nghiệp

Tại Việt Nam hiện nay các doanh nghiệp đã nhận thức ngày càng rõ hơn tầm quan trọng của SEO, và điều quan trọng khi bạn tự thực hiện một chiến dịch SEO hoặc thuê công ty làm SEO là phải hiểu rõ những bước cở bản nhất để có cái nhìn tổng quát phải làm gì cho website bạn khi SEO. Tôi xin giới thiệu một số bước chung để các bạn có thể hiểu rõ hơn về SEO:

1. Tự tạo quy trình SEO cho chính bạn: SEO là một thuật toán phụ thuộc vào Google và được google thay đổi liên tục, những chiến lược SEO năm ngoái sẽ có thể không còn tác dụng trong năm nay. SEO đòi hỏi sự linh hoạt.
2. Hãy kiên nhẫn: bạn đừng hy vọng sẽ lên top trong vòng 24h hoặc vài ngày (trừ vài trường hợp từ khóa không có cạnh tranh), một chiến dịch SEO thường mất 3-6 tháng hoặc có khi 9 tháng để có kết quả và thời gian có thể kéo dài đối với cá website nhỏ và mới thành lập.
3. Hãy đặt hàng loạt câu hỏi khi bạn thuê một công ty làm dịch vụ SEO: khi thuê một công ty làm SEO bạn phải biết chiến lược SEO của họ là gì. Hãy hỏi thật chi tiết và cụ thể. Sau đó hãy tự tìm hiểu thêm về công ty làm SEO, về các chiến lược SEO họ đã làm, tuyệt đối tránh sử dụng dịch vụ SEO dùng phương pháp blackhat v.v…
4. Hãy tìm hiểu thêm về SEO: Nếu bạn đang thực hiện SEO cho website của mình hãy học về SEO càng nhiều càng tốt. Trên Internet có rất nhiều website về SEO bổ ích như: LamSEO.com, ThegioiSEO.com, và nếu bạn biết Tiếng Anh một vài địa chỉ không thể bỏ qua như: http://searchengineland.com/, http://www.SEObook.com/, http://www.SEOmoz.org/ v.v… (Xem thêm tự học làm SEO)
5. Hãy phân tích web ngay từ khi bắt đầu: Bạn cần phải có một chiến lược SEO rõ ràng khi thực hiện công việc SEO, và hãy dùng các công cụ phân tích website như SEOtracker, SEOpanel, Piwik, Google Analytics, v.v… để có thể theo dõi hiệu quả của chiến dịch SEO.
6. Xây dựng một website với nội dung chất lượng: Vâng, bạn muốn website bạn nằm trên top đầu Google, hãy đặt câu hỏi: “Website của bạn có thực sự là 1 trong 10 website tốt nhất thế giới về chủ đề này?” Hãy tự nhận xét một cách trung thực, Nếu không, hãy xây dựng một website tốt trước khi làm SEO.
7. Xây dựng sitemap: Robots không thể index website của bạn nếu nó không thể crawl. Xây dựng sitemap sẽ giúp robot có thể tìm các trang quan trọng trên trang của bạn, và giúp robot hiểu hệ thống phân cấp danh mục trên web.
8. Tạo URL thân thiện với công cụ tìm kiếm: Sử dụng từ khóa trong URL, ví dụ: tenmien.com/tu-khoa.html, hãy sử dụng gạch giữa trong URL thay vì gạch dưới (dấu gạch giữa được hiểu như là khoảng cách dấu gạch dưới thì không).
9. Phân tích kỹ từ khóa trước khi bắt đầu SEO: Công cụ yêu thích của tôi là Google’s AdWords Keyword Tool, ngoài ra để đánh giá đối thủ bạn có thể dùng các công cụ như: SEOquake, Market Samurai (có phí). Hãy cân nhắc kỹ khi chọn các từ khóa có độ cạnh tranh cao.
10. Dùng Adwords: Adwords là một công cụ chính xác để bạn test số lượng search của từ khóa và số phần trăm khách truy cập trở thành khách hàng cho từ khóa đó, ngoài ra Adwords cũng là một lựa chọn tốt cho các website mới ra đời cần traffic khi chờ đợi kết quả từ SEO.
11. Mỗi một trang có một tiêu đề và thẻ mô tả duy nhất liên quan đến từ khóa: Thẻ tiêu đề là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm. Thẻ mô tả hiện nay không ảnh hưởng nhiều đến kết quả tìm kiếm tuy nhiên nó ảnh hưởng khá nhiều nhiều đến quyết địch nhấp chuột của người dùng. Thẻ keyword hiện nay hầu như không có ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm, bạn có thể không thiết lập thẻ này nếu muốn.
12. Xây dựng nội dung web cho người dùng: Google rất quan trọng nhưng những công cụ tìm kiếm không thể đặt hàng hay sử dụng dịch vụ của bạn. Chính người dùng mang lại lợi nhuận cho bạn, vì vậy hãy xây dựng một nội dung web nhắm vào người dùng chứ không phải cho công cụ tìm kiếm, tuy nhiên nội dung nên xoay quanh từ khóa và bảo đảm thân thiện với người dùng.
13. Nội dung không trùng lặp: Duplicate content là điều tối kỵ trong SEO vì vậy hãy xây dựng một website với nội dung độc đáo, tránh xây dựng theo kiểu copy – paste.
14. Sử dụng liên kết nội bộ: Sử dụng từ khóa làm anchor text thay vì các từ chung chung như “nhấp vào đây” sẽ giúp robot hiểu nội dung trang đích và giúp nâng cao thứ hạng tìm kiếm.
15. Xây dựng backlink một cách thông minh: Có rất nhiều cách để xây dựng backlink như: viết blog, comment blog, forum post, submit danh mục v.v… càng nhiều backlink về site bạn sẽ có thứ hạng càng cao, khi xây dựng backlink hãy nhớ 4 nguyên tắc chính (chất lượng site đặt link, Anchor text, Vị trí đặt link, Tính liên quan bài viết), và đừng cố spam bằng cách xây dựng hàng loạt link vô nghĩa, bạn sẽ tốn công vô ích và đôi khi phản tác dụng.
16. Phát triển kênh mạng xã hội: hãy xây dựng kênh mạng xã hội mạng mẽ (Google Plus, Facebook, Twitter v.v…), độ active website bạn càng cao, bạn sẽ có nhiều cơ hội nâng cao thứ hạng tìm kiếm.
17. Đa dạng hóa nguồn khách truy cập: Nếu SEO tốt bạn sẽ có nguồn truy cập lớn và ổn định vào site bạn có thể chiếm hơn 80% số lượng truy cập vào site, nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu mai kia thuật toán Google thay đổi và bạn không còn top, nếu mai kia công cụ Google không còn được ưa chuộng? Hãy xây dựng nhiều nguồn truy cập khác như kênh mạng xã hội, email markerting, viral marketing v.v… Và hơn hết hãy xây dựng một dịch vụ hoàn hảo, khi đó bạn sẽ có một lượng khách hàng trung thành và ngày càng lớn lên thông qua “truyền miệng”
"theo lamseo.com"

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2011

Làm Thế Nào Để SEO cho Fanpage Trên Facebook

Bài viết này là các bước đơn giản hướng dẫn các bạn làm SEO trên facebook trích nguồn từ trang lamseo.com
Facebook ngày càng thịnh hành bởi tính đơn giản và ưu việt của nó, lượng người dùng tăng lên từng phút. Ở đâu có “người đông” thì ở đó marketing sẽ hiệu quả. Việc một tổ chức  có một Fan page trên Facebook không chỉ là ”mốt” mà còn là sự  sống còn của doanh nghiệp. Theo một số report về Social Network, mảng này mang lại một nguồn doanh thu khá lớn cho các doanh nghiệp. Facebook Fan page của nhiều tổ chức đã gần như trở thành home page thứ hai ngoài home page truyền thống.
Bài viết này tôi sẽ trình bày một số vấn đề cơ bản mang tính cá nhân trong việc làm SEO cho một Facebook Fan page để giúp cải thiện thứ hạn trong SERPs.
Trong bài viết này, tôi giả sử bạn đã biết cách tạo cho mình một Fan page, các khái niệm trong Facebook page cũng như nắm được các cấu hình trong page.
1. Chọn tên cho Fan page
Việc chọn tên vô cùng quan trọng trong bất kì công việc gì. Việc chọn tên cho Fan page càng quan trọng hơn. Cũng như những nguyên tắc cơ bản khác trong SEO, hãy chọn tên theo tên thương hiệu của bạn, cùng với một số từ khóa chính, đừng cố nhồi nhét từ khóa hay đại loại làm cho nó có vẻ như  spam.
Một điều quan trọng cần để ý đến là Facebook dùng tên Fan page này làm title của page, hãy tuân thủ các hướng dẫn về đặt title của một page khi đặt tên Fan page.
Đây là thẻ meta title trong code của page www.facebook.com/audio4fun.community
<title>Audio4fun.com</title>
Nếu bạn đã có một tên xác định, tồn tại ổn định rồi, lời khuyên chân thành là đừng thay đổi tên Fan page. Như đã nói trên, khi thay đổi tên Fan page, bạn sẽ phải mất công (gần như ) làm SEO lại cho page này với một page title khác, việc index page này của Google cũng thay đổi theo. Đó là chưa kể việc có thể bị Google trừ điểm do tính không ổn định hoặc do làm cho robots ”khó xử”.
2. Đừng quên một “About” đủ súc tích
Hãy viết About và Description thật súc tích, ngắn gọn đủ để mô tả về mục đích của page (chứ không phải mô tả công ty bạn!) và đừng quên kèm theo các từ khóa chính.
Bạn sẽ hỏi ngoài việc làm cho khách viếng thăm biết nội dung chính của page, “About” có ý nghĩa gì với search engine chứ? Bạn đừng quên rằng, các robot của search engine cũng là khách, một vị khách đặc biệt và khá thông minh. Bạn sẽ thấy ngay sau đây.
Đây là thẻ meta description của một Fan page trên Facebook:
<meta name=”description” content=” Facebook is a social utility that connects people with friends and others who work, study and live around them. People use Facebook to keep up with friends, upload an unlimited number of photos, post links and videos, and learn more about the people they meet.” />
Trông có vẻ “meta description” này không có ý nghĩa gì và cũng chẳng có chút liên quan gì tới page của ta. Đúng là vậy. Tuy nhiên Google đủ thông minh để nhận ra rằng, nếu hiện content của description này trên SERP thì hóa ra đang làm chuyên vô nghĩa, vậy Google tự nó phải dùng một giá trị khác đặc trưng hơn. Đó không gì khác, chính là about của page – cái mà chúng ta toàn quyền (trừ giới hạn 250 kí tự!).
Hình dưới là kết quả trên Google của page www.facebook.com/audio4fun.community khi search từ khóa “audio4fun community” với About được dùng làm snippet để mô ta page. Kết quả đầu là page chính, kết quả thứ hai trong hình là về một tab “July 4 Contest” mà tôi sẽ nói sau cũng trong loạt bài này.
Audio4fun Facebook Fan page on SERP
Audio4fun Facebook Fan page trên Google
3. Chọn một username thông minh cho Fan page.
Khi bạn đủ 25 người like, bạn được Facebook ”âm thầm” gán cho bạn quyền đặt một URL rút gọn cho page của mình (gọi là đăng kí username).
  • Trước khi rút gọn, link của page  có dạng: http://www.facebook.com/pages/Audio4funcom/149128588493714
  • Sau khi rút gọn, link của page có dạng: http://www.facebook.com/audio4fun.community
(phần tô đỏ là tự  chọn miễn sao chưa có ai sở hữu)
Đăng kí username giống như việc đăng kí một tên miền, vô cùng quan trọng, ít nhất về mặt cảm quan.
Hãy suy nghĩ thật kĩ, vì username chỉ cho đăng kí một lần duy nhất. Bạn có thể chọn username là thương hiệu tương ứng hoặc với một số từ khóa cơ bản nhưng tránh làm cho nó trông như là spam. Bản thân mình khuyến khích chọn username là tên thương hiệu của công ty bạn và đương nhiên phải tuân thủ quy tắc đặt username của Facebook.
Vì sao phải chọn username? Mình có thể nêu ra vắn tắc các lý do sau:
  • URL với username trông có vẻ ”pro” hơn URL với một dãy số vô nghĩa, ít nhất đối với người dùng.
  • URL với username có thể chứa keyword mà bạn muốn.
  • Facebook dùng URL để link tới page của bạn, do đó việc có một URL “gợi cảm” và xác định là điều nên làm. Phần này mình sẽ nói kĩ trong mục kế tiếp.
  • Có những lý do khác mà có lẽ không cần nói bạn cũng thấy được. ;)
Vậy, ngay bây giờ, nếu chưa có username thì hãy tạo ngay bằng cách vào link: Tạo username trong Facebook
Nhớ là ráng kiếm ngay cho đủ 25 like trước nhé! Mình nghĩ ít nhất 25 anh em đang đọc bài này có thể giúp “like tạm” page của bạn nếu bạn để lại comment!
4. Hoạt động với tư  cách page
Là thế nào?
Hãy comment, like, post status, post picture, viết note, tạo event… với tư  cách của page.
Vì sao?
Thật đơn giản, khi bạn hoạt động, hành động của bạn sẽ được Facebook ghi nhận và cập nhật trên wall của page, wall của fans, wall bạn của fans,… kèm theo link của page.
Facebook status
Một status trên trang Facebook của Audio4fun.com
Như các bạn thấy ở hình trên, page share một link hiện trên wall của page và của fans, tên page được gắn một link follow
<a href=”https://www.facebook.com/audio4fun.community” data-hovercard=”/ajax/hovercard/page.php?id=149128588493714″>Audio4fun.com</a>
Càng nhiều hoạt động được hiển thị thì cũng có thể nói backlink về page của bạn càng nhiều và do đó, thứ hạn cũng như  trafic có thêm yếu tố để tăng.
Để hoạt động với tư cách của page, bạn chỉ cần login vào tài khoản admin của page, vào Account -> Use Facebook as page, chọn page cần switch bằng cách click nút switch bên phải page tương ứng.
Một cách khác là vào Fan page rồi click link Use Facebook as [page name]
Use Facebook as page
Chuyển qua chế độ activate với vai trò của page
Vì thời gian và thời lượng có hạn, tôi xin dừng phần 1 tại đây.
Tạm chào các bạn, tôi sẽ tiếp tục chủ đề này trong các phần kế tiếp, nói về cách khai thác tab info cũng như cách tạo và khai thác các tab đặc biệt, tạo content, tăng inbound link, cùng với các chủ đề thú vị khác mà hiện tại chưa ghi ra được :) 
nguồn lamseo.com

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011

Digital Marketing: Giải pháp thời khủng hoảng hay xu hướng tất yếu


Cuộc chạy đua đưa thương hiệu vào tầm chú ý của khách hàng trên những kênh truyền thông truyền thống ngày càng trở nên khó khăn hơn vì phần lớn độc giả đã quá “ngán” các chuyên mục quảng cáo trên báo in và người xem ti-vi sẵn sàng chuyển kênh ngay khi gặp quảng cáo.


Đã đến lúc người làm công tác tiếp thị, quảng cáo cần nghĩ đến một con đường nhiều cơ hội hơn…
Tại Việt Nam, với hơn 20 triệu người sử dụng – và sẽ đạt 28 triệu vào năm 2010 [1] – Internet đang là một kênh truyền thông có tiềm năng quảng bá rất lớn mà không doanh nghiệp nào có thể bỏ qua.
Tuy nhiên, thị trường Việt Nam còn quá nhỏ bé khi quảng cáo trực tuyến hiện mới ở mức 2,81 triệu Đô la Mỹ (năm 2008) và dự báo sẽ đạt 7,8 triệu Đô la (năm 2010), trong đó quảng cáo hiển thị chiếm đa số, quảng cáo theo từ khóa chiếm khoảng 10% tổng lượng quảng cáo trực tuyến [2].
Tiếp thị trực tuyến là gì?
Tiếp thị trực tuyến hay còn gọi là marketing online là tiếp thị sản phẩm-dịch vụ trên Internet bằng cách [3]:
- Tiếp thị bằng cỗ máy tìm kiếm (search engine marketing – SEM). Khi người sử dụng Internet gõ một từ khóa keyword đã được “mua” bởi một nhãn hàng, hoặc được kỹ thuật SEO (search engine optimization), trang web của nhãn hàng đó sẽ hiện lên đầu tiên trong danh sách kết quả tìm thấy. Từ đó cơ hội khách hàng ghé thăm trang web, nắm thông tin và muốn mua sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ tăng lên.
- Tiếp thị bằng thư điện tử (e-mail marketing). Những công ty cung cấp giải pháp e-mail (ESP) đều có gói quảng cáo này nên các doanh nghiệp có thể gửi thông tin tiếp thị đến hàng loạt địa chỉ e-mail với chi phí rẻ. Tuy nhiên, hình thức này có thể không đạt hiệu quả cao khi tình trạng thư rác (spam) ngày càng tràn lan.

- Quảng cáo hiển thị như web banner/pop-ups hay quảng cáo đa phương tiện (rich media) hay quảng cáo tương tác (interactive advertising) như in-text/in-game. Đặt logo hay banner quảng cáo tại các trang web có số lượng truy cập lớn, trong đó có nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng của sản phẩm. Hoặc ứng dụng công nghệ đa phương tiện để tạo hình ảnh chuyển động đặc biệt trên trang web như flash. Hình thức này đòi hỏi sự đầu tư cao về ý tưởng, thiết kế mỹ thuật. Bù lại, các thành phần đa phương tiện rất cuốn hút, sáng tạo và có khả năng tương tác giúp xác định đối tượng khách hàng.
- Quảng cáo qua Web 2.0 như blog hay các diễn đàn. Cộng đồng trên mạng luôn có chung những quy tắc, luật lệ hay những giá trị. Người làm tiếp thị sẽ dễ dàng xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng tùy theo đặc tính của cộng đồng và truyền đạt những thông điệp tiếp thị, quảng cáo một cách nhẹ nhàng, kín đáo nhưng có khả năng lây lan (viral marketing) trong cộng đồng.

Với sự xuất hiện của hàng loạt xu hướng mới như mạng xã hội, bộ lọc xã hội (social filtering), nguồn dữ liệu từ đám đông (crowd sourcing), bộ đánh dấu xã hội (social book marking), blog và tiểu blog (microblogging) như myspace.com, facebook.com, twitter.com, digg.com, createdebate.com, predictify.com, zing.vn, henantrua.vn, yume.vn, tamtay.vn, cyvee.com, nhangui.com, aicoly.com…, người làm tiếp thị càng có nhiều lựa chọn để tiếp thị qua cộng đồng.
Theo Yahoo!, tại châu Á, doanh thu quảng cáo trên các mạng xã hội đã tăng từ 43 triệu Đô la (năm 2006) lên 260 triệu Đô la vào năm nay. Chiến dịch tranh cử thành công vừa qua của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có sự đóng góp rất lớn của tiếp thị trực tuyến vào các mạng xã hội do Chris Hughes, đồng sáng lập viên của Facebook, dẫn dắt.
Tại sao tiếp thị trực tuyến?
Các kênh truyền thông truyền thống như báo in hay truyền hình là lựa chọn an toàn hàng đầu của mọi nhãn hàng. Dù giá của một phút quảng cáo trên truyền hình là cực đắt, doanh nghiệp vẫn bấm bụng chi trả với mong muốn quảng cáo của họ có cơ hội được xem bởi càng nhiều khách hàng càng tốt.
Theo anh Lê Tấn Hải, Giám đốc truyền thông của Công ty TLK, sự xuất hiện của quá nhiều kênh truyền thông làm đối tượng khách hàng càng ngày càng phân mảnh và phân tán sự tập trung của họ khiến việc kiểm soát hiệu quả quảng cáo vốn chỉ mang tính tương đối trở nên khó khăn.
Nếu cách đây 20 năm chỉ có khoảng 18 loại kênh truyền thông như báo in, tạp chí, truyền hình, phát thanh, ngoài trời… thì đến nay đã có 33 loại với những kênh mới như podcasts, blogging, mạng xã hội, tiểu blog… Một ví dụ điển hình khác là số kênh truyền hình trong nước và quốc tế tại Việt Nam trong vòng chưa đến 10 năm đã tăng lên hơn 100.

Tại Việt Nam bây giờ, không chỉ xem được truyền hình qua… ti-vi, khách hàng còn có thể xem qua điện thoại di động và Internet. Nếu người xem chỉ có chưa đầy ba phút để lưu lại mỗi kênh cho đến khi chọn được chương trình ưng ý, thì có bao nhiêu người sẽ chăm chú theo dõi hai phút của đoạn phim quảng cáo nhãn hàng?
Tiếp thị trực tuyến với những ưu điểm sau đã thu hút sự quan tâm của người làm tiếp thị:
- Chi phí hợp lý: Với những cách tính phí linh động như CPC (Cost-Per-Click) hay CPA (Cost-Per-Action hay Cost-Per-Acquisition), quảng cáo trực tuyến tiết kiệm được chi phí mà dung lượng quảng cáo lại không giới hạn. Người làm tiếp thị chỉ phải trả tiền cho những khách hàng tiềm năng nhất, những người đang quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Không những thế, với một ngân sách khiêm tốn cho tiếp thị trực tuyến, kết quả đạt được có hiệu quả hơn hẳn tiếp thị qua những kênh truyền thống. Theo ông Ram Kapoor, Giám đốc điều hành của Công ty Quảng cáo Y&R Wunderman Vietnam, để làm một phim quảng cáo phải tốn ít nhất 300.000 Đô la, một quảng cáo trên báo in là 80.000 Đô la, nhưng nếu ngân sách chỉ có 30.000 Đô la, bấy nhiêu đã quá đủ cho quảng cáo trực tuyến.

- Hiệu quả cao: Internet phá bỏ mọi giới hạn về không gian, thời gian và khoảng cách với dòng thông tin trao đổi liên tục trên toàn cầu. Tiếp thị trên Internet, nhờ vậy vượt qua được những giới hạn đó và trở nên có lợi thế hơn những kênh truyền thông truyền thống.  Những doanh nghiệp nhỏ có thể tiếp thị sản phẩm và dịch vụ của họ 24/7 trên toàn thế giới.

Ngoài ra, việc khảo sát thông tin người sử dụng Internet thông qua tiếp thị trực tuyến được thực hiện khá đơn giản và đáng tin cậy, giúp các doanh nghiệp định hướng chính xác khách hàng tiềm năng của mình, cũng như thu thập được một lượng lớn cơ sở dữ liệu khách hàng trong mỗi chiến dịch với chi phí cực kỳ rẻ.
- Công nghệ tiên tiến: Với sự hỗ trợ và đổi mới công nghệ không ngừng, tiếp thị trực tuyến gần như không có giới hạn về công nghệ cũng như không gian sáng tạo, đặc biệt ở hình thức quảng cáo đa phương tiện.
- Tính tương tác cao: Các kênh truyền thông trước đây như phát thanh hay truyền hình thường chỉ thông tin một chiều, người tiêu dùng luôn thụ động trong quá trình tiếp nhận thông tin. Nhưng với Internet, doanh nghiệp có cơ hội đối thoại và tương tác trực tiếp với người tiêu dùng. Người tiêu dùng, ngược lại cũng chủ động tiếp cận thông tin, lựa chọn thông điệp nào mà mình muốn nhận hay chia sẻ những trải nghiệm, suy nghĩ, dự báo…
Dựa vào việc phân tích hành vi của người sử dụng Internet, người làm tiếp thị có thể biết được thói quen, sở thích của từng cá nhân, xác định rõ xem người đó có nằm trong nhóm khách hàng mục tiêu hay không, phản ứng của họ với thương hiệu như thế nào…
- Dễ xác định phân khúc khách hàng mục tiêu: Mỗi cộng đồng trên Internet đều có nhóm đối tượng tham gia nhất định. Việc khảo sát thông tin người tham gia được thực hiện khá đơn giản và đáng tin cậy thông qua các hình thức tương tác với người sử dụng như bỏ phiếu bầu (poll), bản khảo sát (online survey), hay đăng ký thành viên… Việc tiếp thị trên Internet trở nên tập trung hơn thay vì triển khai trên diện rộng như nhiều kênh truyền thông truyền thống.
Tiếp thị trực tuyến tại Việt Nam
Tiếp thị, quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam chưa phát triển tương xứng với thị trường Internet rộng lớn với hơn 20 triệu người sử dụng, tức 20 triệu khách hàng tiềm năng. Chủ yếu hiện nay vẫn là quảng cáo dạng banner/pop-ups hay mua từ khóa của công cụ tìm kiếm, nhưng còn rất nghèo nàn, đơn điệu về hình thức, cũng như thiếu chuẩn hóa (ví dụ chuẩn Display Impressions năm 2003 hay Digital Video Impressions năm 2006 như của IAB, Mỹ). Những hình thức tiếp thị, quảng cáo trực tuyến khác còn sơ khai và chưa thực sự được sử dụng rộng rãi trong giới làm tiếp thị tại Việt Nam.
Theo ông Aaron Cross, Giám đốc điều hành Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen Vietnam, do tính chất phân nhánh mạnh mẽ của Internet, các nhà làm tiếp thị dễ bị rơi vào cảnh không nhận biết được phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu để quảng cáo. Chưa kể đa số người sử dụng Internet Việt Nam là giới trẻ (50% dưới 30 tuổi [4]) đã không hấp dẫn nhiều doanh nghiệp có sản phẩm nhắm vào phân khúc khách hàng lớn tuổi hơn.
Hơn nữa, sự thiếu sẵn sàng và thiếu chuẩn hóa của các công cụ tiếp thị trực tuyến, công cụ đo lường hiệu quả, công cụ thanh toán trực tuyến và thương mại điện tử tại Việt Nam cũng khiến cho nhiều nhà làm tiếp thị e dè. Ông Vũ Minh Trí, Tổng giám đốc Yahoo! Việt Nam, cho biết: “Các cuộc khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường TNS cho thấy, có đến 30% người sử dụng Internet vào các trang web xem banner quảng cáo, nhưng hiệu quả thực sự thì chưa thống kê được. Tất cả những điều chúng ta đang nói chỉ là dự đoán theo xu hướng chung của thế giới.”
Khá nhiều ý kiến của những người làm tiếp thị cho rằng, ở Việt Nam tiếp thị, quảng cáo trực tuyến chỉ là hình thức bổ trợ (compliment) cho tiếp thị, quảng cáo truyền thống. Ông Triệu Tôn Phong, Giám đốc điều hành Công ty MSV, lại cho rằng: “Chìa khóa của một kế hoạch tiếp thị thành công là “tích hợp” (integrated). Sự tích hợp đúng đắn và chặt chẽ giữa những phương thức tiếp thị truyền thống với tiếp thị trực tuyến, cũng như giữa những phương thức tiếp thị trực tuyến với nhau sẽ quyết định sự thành công. Giám đốc tiếp thị cũng như người bốc thuốc, các vị thuốc thì ai cũng biết, nhưng liều lượng thế nào cho chữa được bệnh thì mới gọi là thầy thuốc hay!”.
Do eo hẹp ngân sách tiếp thị, quảng cáo vì khủng hoảng kinh tế, nhiều doanh nghiệp đang tìm hướng đi mới, có hiệu quả hơn và chi phí hợp lý. Tiếp thị, quảng cáo trực tuyến chính là lời giải cho bài toán khó này. Sự quan tâm của doanh nghiệp Việt Nam đối với tiếp thị, quảng cáo trực tuyến ngày càng tăng.
Cuộc hội thảo Saigon Digital Marketing ngày 23/5/2009 tại Khách sạn New World với 14 diễn giả và gần 550 lượt khách tham dự đã chứng minh điều này. Sự thành công của “Là con gái thật tuyệt” của Diana, “Dutch Lady – Ngày của mẹ”, “Tìm em nơi đâu” của Close up hay “Happiness Factory” của Coca-Cola… là những ví dụ điển hình khuyến khích doanh nghiệp vận dụng nhiều hơn phương thức tiếp thị, quảng cáo trực tuyến trong những kế hoạch sắp tới của mình.
Hãy để tiếp thị, quảng cáo trực tuyến trở thành xu hướng tất yếu của tương lai thay vì chỉ là những giải pháp ngắn hạn trong thời kỳ khủng hoảng.
[1] TNS – Taylor Nelson Sofres.
[2] AC Nielsen.
[3] ALLEN, C., KANIA, D. & YAECKEL, B. (1998) Internet World: Guide to one-to-one web marketing. Wiley Computer Publishing, New York, USA.
[4] TNS và Yahoo! Vietnam.
Nguyễn Cao Tùng

Quảng cáo là gì

Quảng cáo là hình thức tuyên truyền được trả tiền để thực hiện việc giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng, quảng cáo là hoạt động truyền thông phi trực tiếp giữa người với người mà trong đó người muốn truyền thông phải trả tiền cho các phương tiện truyền thông đại chúng để đưa thông tin đến thuyết phục hay tác động đến người nhận thông tin.

Quảng cáo là những nỗ lực nhằm tác động tới hành vi, thói quen mua hàng của người tiêu dùng hay khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp bán hàng theo cách thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của người bán.
Trong các loại hình truyền thông marketing như khuyến mại (sales promotion), quan hệ công chúng (public relations), bán hàng cá nhân (personal selling), tiếp thị trực tiếp (direct marketing), tổ chức sự kiện (events), truyền thông tại điểm bán hàng (POS), truyền thông điện tử(e-communication) … quảng cáo là một hình thức truyền thông marketing hữu hiệu nhất.
Làm thế nào để phân biệt giữa quảng cáo với các hình thức truyền thông khác? Người ta dựa trên 6 yếu tố để xác định quảng cáo.
  • Quảng cáo là một hình thức truyền thông được trả tiền để thực hiện.
  • Người chi trả cho nội dung quảng cáo là một tác nhân được xác định.
  • Nội dung quảng cáo nhằm thuyết phục hoặc tạo ảnh hưởng tác động vào người mua hàng.
  • Thông điệp quảng cáo có thể được chuyển đến khách hàng bằng nhiều phương tiện truyền thông khác nhau.
  • Quảng cáo tiếp cận đến một đại bộ phận khách hàng tiềm năng.
  • Quảng cáo là một hoạt động truyền thông marketing phi cá thể

Các loại hình quảng cáo phổ biến

Quảng cáo thương hiệu (brand advertising)

Quảng cáo xây dựng thương hiệu nhằm xây dựng một hình ảnh hay sự nhận biết về một thương hiệu về lâu dài. Nội dung quảng cáo nầy thường rất đơn giản vì chỉ nhấn mạnh vào thương hiệu là chính.

Quảng cáo địa phương (local advertising)

Quảng cáo địa phương chủ yếu thông báo đến khách hàng rằng sản phẩm đang có mặt tại một điểm bán hàng nào đó nhằm lôi kéo khách hàng đến cửa hàng. (như quảng cáo khai trương của hàng hay quảng cáo của các siêu thị).

Quảng cáo chính trị (political advertising)

Chính trị gia thường làm quảng cáo để thuyết phục cử tri bỏ phiếu cho mình hoặc ủng hộ chính kiến, ý tưởng của minh. Các chiến dịnh vận động tranh cử tổng thống Mỹ là một ví dụ điển hình.

Quảng cáo hướng dẫn (directory advertising)

Đây là hình thức quảng cáo nhằm hướng dẫn khác hàng làm thế nào để mua một sản phẩm hoặc dịch vụ. (chẳng hạn như niên giám những trang vàng).

Quảng cáo phản hồi trực tiếp (direct-respond advertising)

Hình thức quảng cáo nầy nhằm để bán hàng một cách trực tiếp, khách hàng mua sản phẩm chỉ việc gọi điện thoại hoặc email, sản phẩm sẽ được giao đến tận nơi.

Quảng cáo thị trường doanh nghiệp (Business-to-business advertising)

Loại hình quảng cáo nầy chỉ nhắm vào khách mua hàng là doanh nghiệp, công ty chứ không phải là người tiêu dùng. Chẳng hạn như quảng cáo các sản phẩm là nguyên liệu sản xuất, hoặc các sản phẩm chỉ dùng trong văn phòng nhà máy.

Quảng cáo hình ảnh công ty (institution advertising)

Loại hình quảng cáo nầy nhằm xây dựng sự nhận biết về một tổ chức, hay thu phục cảm tình hay sự ủng hộ của quầng chúng đối với một công ty, tổ chức. (chẳng hạn như quảng cáo của các tổ chức thuộc liên hợp quốc, hay quảng cáo của các công ty sản xuất thuốc lá nhằm làm cho hình ảnh công ty mình thân thiện với công chúng hơn)

Quảng cáo dịch vụ công ích (public service advertising)

Thường là quảng cáo hỗ trợ cho các chương trình, chiến dịch của chính phủ (như sinh đẻ kế hoạch, an toàn giao thông …)

Quảng cáo tương tác (interact advertising)

Đây chủ yếu là các hoạt động quảng cáo bằng internet nhắm đến cá nhân người tiêu dùng. Thường người tiêu dùng sẽ trả lời bằng cách click vào quảng cáo hoặc chỉ lờ đi.

Các phương tiện quảng cáo truyền thông

Quảng cáo được chuyển đi bằng nhiều phương tiện truyền thông khác nhau, như:
  • Truyền hình
  • Báo chí
  • Internet
  • Phát thanh
  • Quảng cáo trực tuyến
  • Quảng cáo qua bưu điện
  • Quảng cáo trên các phương tiện vận chuyển
  • Quảng cáo qua ấn phẩm danh bạ doanh nghiệp
  • Quảng cáo trên tờ rơi, áp phích, pano hay băng-rôn
  • Quảng cáo trên bao bì sản phẩm
  • Quảng cáo qua gửi thư trực tiếp
  • Quảng cáo truyền miệng
  • Quảng cáo từ đèn LED

Xu hướng quảng cáo của thị trường Việt Nam năm 2011

Nhìn lại thị trường quảng cáo của Việt Nam những năm gần đầy với nhiều biến động và thay đổi lớn sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Thời gian từ cuối năm 2009 đến cuối năm 2010 thì thị trường quảng cáo của VN mới thực sự trở lại cùng với nhiều chiêu quảng cáo mới. Thời gian này cũng đã đánh dấu những bước đi đột phá của các doanh nghiệp làm quảng cáo trong nước bằng việc bắt đầu dành được thị phần quảng cáo từ các công ty quảng cáo nước ngoài bởi các sản phẩm mang thương hiệu “Made in Vietnam” đầy sáng tạo.

Về cuối năm 2010 Ngân sách dành cho quảng cáo của các doanh nghiệp tăng theo từng tháng. Do sự phục hồi của kinh tế nó chung và chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phát triển, mở rông quy mô của nhà nước ta cho cuộc chạy đua với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hàng hóa nhập khẩu. Trong bối cảnh kinh tế thị trường thời hội nhập WTO đầy thách thức, thì hầu bao tiếp tục được mở chi cho quảng cáo để các doanh nghiệp nhanh chóng chiếm được thị phần trước khi quá muộn. Dự  báo năm 2011 ngân sách cho quảng cáo của các công ty sẽ tiếp tục tăng, tăng mạnh từ 9 – 13% so với năm 2010 bởi sức ép ngày một lớn đến từ cánh cửa WTO.
Năm 2011 được nhiều người cho rằng đây là năm của nhiều loại hình quảng mới du nhập và nhiều cách tiếp thị quảng cáo độc đáo của các công ty quảng cáo. Để chứng minh được điều đó chúng ta hãy nhìn vào những gì các nhà quảng cáo đã làm trong năm qua, thử nhớ lại và quan sát bước đi của chính mình ngay từ trong nhà rồi ra ngoài đường tìm hiểu xem cách nhà quảng cáo đã khéo léo lồng ghép vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta mà không hay biêt.
Ví dụ điển hình với quảng cáo truyền hình là cuộc tấn công ồ ạt của các nhà mạng, với những thước phim quảng cáo  rất ấn tượng và hài hước để ra mắt mạng 3G. Chiến dịch quảng cáo này thành công đã giúp nhà mạng đưa ra một gói dịch vụ mới tưởng chừng rất gai góc, ấy thế mà đã nhanh chóng được người tiêu dùng chấp nhận và sử dụng rộng dãi. Để khẳng định được sự thành công của mạng 3G thì sự kiện Việt Nam được xếp hạng thứ 11 toàn cầu về lượng người truy cập internet bằng mobile. Đã nhiều người nhận định chiến lược quảng cáo  trên đáng khâm phục nhất trong nhiều năm qua.
Không chỉ dừng ở hình thức quảng cáo truyền hình các hình thức quảng cáo khác đơn giản hơn vẫn có thể len lỏi được vào các hộ gia đình và vào các cơ quan một cách nhánh chóng. Việc trực tiếp chuyển tải thông điệp tới khách hàng khách hàng mục tiêu ( sản phẩm, dịch vụ được giới thiệu trực tiếp tới người tiêu dùng ) luôn là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp bởi việc thực hiện đơn giản mà kết quả thấy ngay được. Điều đáng nói ở đây là cách tiếp thị quảng cáo trên có thêm nhiều điểm khác, cách thực hiện văn minh hơn và lịch sự hơn so với trước kia. Ví dụ như việc in quảng cáo trên các phiếu thu tiền sinh hoạt phí hàng tháng hay kẹp tờ rơi quảng cáo vào báo hàng ngày hoặc các hoạt động chăm sóc khách hàng tại nhà của các doanh nghiệp .v.v.
Quảng cáo mà! Khi chúng ta bước ra khỏi nhà cũng không thoát khỏi quảng cáo, hình thức quảng cáo này vẫn hay gọi là “quảng cáo Outdoor”. Những năm trước đây nhắc tới quảng cáo outdoor người ta nghĩ ngay đến việc làm những biển hiệu quản cáo lớn trên đường quốc lộ ra vào nội thành, với mục tiêu tản rộng khắp các cửa ngõ hay bên xe Bus nhiều người dân đị lại. Thì năm 2010 là năm đã ghi nhận những chuyển động tích cực của các nhà quảng cáo khi chuyển về quảng cáo tập trung và mang đậm tính đột phát. Bằng chứng các vị trí Porter lớn, nhỏ tại các khu trung tâm thương thương mại nơi diễn ra các sự kiện lớn trong năm luôn kín lịch thuê, để thuê được thì doanh nghiệp đã phải trả mức phí rất cao mà phải xếp lịch thuê tới 6 tháng. Dấu ấn đột phá in đậm nhất với người tiêu dùng trong năm qua đó là ý tưởng mới lạ thể hiển qua các mô hình 3D không gian ba chiều đầy sống động khiến người xem không khỏi tò mò và trầm trồ khen ngợi. Quảng cáo ngoài trời (outdoor) sẽ còn rất nhiều hứa hẹn trong năm 2011.
Được trả trả lời về xu hướng lựa chọn loại hình thức marketing quảng cáo nào tại việt Nam trong năm 2011?  Ông Ashmanov Lgor tổng giám đốc một công ty quảng cáo đến từ Nga có nhận định sau:
1.    Quảng cáo truyền hình vẫn là lựa chọn số 1, tuy hình thức này diễn ra không quá sôi động giữa người mua và người bán trên thị trường quảng cáo song nó vẫn luôn chiếm được sự quan tâm và có quyết định lựa chọn từ các doanh nghiệp.
2. Quảng cáo Outdoor với dụ đoán tăng vọt theo đà tăng trưởng kinh tế và xu hương đón nhận cách quảng cáo tiếp thị mới. Các hoạt động nhằm quảng cáo như tổ chức sự kiện ngoài trời, treo biển quảng cáo đèn điện tử, làm mô hình 3D .v.v.. tiếp tục hút ngân sách của các doanh nghiệp bởi phương thức quảng cáo này tạo được nhiều ấn tượng mới lạ với khách hàng.
3. Quảng cáo trên kênh Radio, một hình thức quảng cáo trước đây chúng ta không coi là tiềm năng nhưng thực tế cho thấy năm qua rất nhiều doanh nghiệp quan tấm tới hình thức quảng cáo  này bởi khả năng phủ sóng tận ngõ ngách các vùng nông thông.
Chúng ta vẫn biết dân số nông thôn ở nước ta hiện nay vẫn chiến đến 70,4%, một thị trương tiêu dùng mà chúng ta đã bỏ ngỏ bấy lâu nay. Đặc biệt năm vừa qua phong trào “Người Việt Dùng Hàng Việt” đã lan rộng khắp nơi thì hình thức quảng cáo trên Radio đã trở thành kênh quảng cáo  hốt bạc.
4. Quảng cáo trên Internet (hình thức quảng cáo trực tuyến), có thể coi đâu là hình thức quảng cáo sôi động nhất trong năm qua. Tuy có được nhiều sự quan tâm và nhận định rằng hứa hẹn nhiều tiềm năng lớn trong tương lai , nhưng thật bất ngờ doanh thu từ hình thức quảng cáo  này trong năm 2011 sẽ tăng trưởng không đáng kể bởi hạ tầng cơ sở cung cấp cho dịch vụ quảng cáo  này vẫn còn hạn chế và còn nhiều ấp ủ. Vì thế thị phần quảng cáo trực tuyến chủ yếu vẫn vào tay các website quen thuộc.
5. Kẹp tờ rơi quảng cáo vào báo chí hay còn gọi là quảng cáo báo chí nhưng nó khác ở chỗ không phải quảng cáo trên báo mà kẹp tờ quảng cáo vào báo chí. Theo nhận định của nhiều chuyên gia chi phí cho hình thức quảng cáo  này chỉ phù hợp với khu vực thành thị và chỉ tiếp cận được khoảng 20% lượng khách hàng mục tiêu. Điều thú vị là 20% khách hàng mục tiêu đó thường ở độ tuổi trung liên hay những doanh nhân đi du học về và người có 80% quyền quyết định với việc tiêu dùng của doanh nghiệp hay trong gia đình. Cách quảng cáo  này được xem là giải pháp toàn vẹn cho quảng cáo  trên Internet và quảng cáo  outdoor.
6. Quảng cáo qua dịch vụ SMS Banking. Năm qua cũng là năm đón nhận nhiều dự lận nhất vế hình thức quảng cáo này. Mặc dù du luận phản đối rất nhiều về cách quảng cáo  này nhưng chúng ta vẫn biết quảng cáo  là vậy, không bằng cách này thì sử dùng cách khác, cứ từ từ người tiêu dùng cũng quen thôi. Vậy cuối cùng thì quảng cáo vẫn có và doanh thu vẫn tăng, người được hưởng nhiều nhất vẫn là các nhà mạng.

Những xu hướng digital marketing hàng đầu cho năm 2011

Theo ông Geoff Ramsey, CEO, người đồng sáng lập ra trang web www.emarketer.com, thì trong năm 2011, những người làm marketing sẽ cần suy nghĩ lại về cách tiếp cận đối với hoạt động quảng cáo, marketing và tăng sự tập trung của họ tới việc tạo ra những nội dung có sức hút để hấp dẫn khách hàng một cách tự nhiên. Nội dung hấp dẫn, theo ông, có thể bao gồm bất cứ phương tiện nào có thể đại diện cho thương hiệu, như các đoạn video trên Youtube, trò chơi trực tuyến, trang Facebook, Twitter hay các ứng dụng dành cho điện thoại di động.


Bên cạnh đó, Bill Charbelin, tác giả của bài “Mười xu hướng Marketing kỹ thuật số năm 2011” trên trang http://horizonwatching.typepad.com, lại cho rằng lý thuyết và các phương thức marketing căn bản/cổ điển mà ông đã học và tiếp thu được từ những năm giữa 90 cho tới giờ vẫn còn nguyên giá trị. Phân nửa các chiến thuật này vẫn đang làm những công việc quan trọng của việc phân loại marketing, đặt ra mục tiêu và xác định vị trí. Nhưng ông cũng đồng ý rằng, nếu ở năm 1995 thì chúng ta không nhìn thấy một dấu hiệu nào chỉ ra rằng Internet có ảnh hưởng lớn tới mức nào tới marketing trong vòng 15 năm tới. Và những ảnh hưởng đó lại rất có ý nghĩa. Internet đã biến thành một nhân tố thay đổi cuộc chơi cho marketing.
Nhưng có một thực tế hiện tại mà cả hai tác giả trên đều đồng tình là trong sự phát triển của thời đại công nghệ như hiện nay, những nhà marketing chuyên nghiệp sắc sảo hiểu rằng họ cần học hỏi làm cách nào để tạo lực cho tất cả các khả năng mới của marketing kỹ thuật số. Đó thực sự là một cơ hội lớn để xây dựng giá trị thương hiệu, tăng doanh thu và cắt giảm chi phí marketing. Và những nhà marketing chuyên nghiệp nên tự vấn 5 câu hỏi về những nội dung hấp dẫn mà họ đang tìm kiếm để đưa ra quyết định liệu marketing kỹ thuật số có thực sự hấp dẫn được khách hàng của họ. 5 câu hỏi đó là:
1)    Nội dung đó có duy nhất không?
2)    Nội dung đó có giá trị sử dụng không?
3)    Nội dung đó có thực hiện được không?
4)    Nội dung đó có thú vị không?
5)    Nội dung đó có sử dụng được với các kênh thông tin mà marketing xuất hiện như phương tiện truyền thông, mạng xã hội hay các video không?
Những người làm marketing chuyên nghiệp cũng nên dựa vào các ý tưởng trong nội dung hấp dẫn đó để nghiên cứu các hành vi của khách hàng, thái độ và phong cách sống của họ. Và trả lời một câu hỏi mang tính phê bình: bên cạnh sản phẩm thì họ (những người làm marketing) còn đem lại được gì cho khách hàng? Với ý nghĩ đó, những xu hướng marketing trực tuyến/kỹ thuật số hàng đầu được phác thảo ra cho năm 2011 nhằm thỏa mãn khách hàng cũng như phù hợp với thời đại công nghệ số đang ngày càng phát triển.
I. Ngân sách marketing truyền thống dần chuyển sang cho marketing kỹ thuật số
Các khách hàng sẵn có và khách hàng tiềm năng sử dụng internet ngày càng gia tăng để thu thập thông tin, xây dựng các mối quan hệ và đưa ra quyết định về việc họ sẽ mua bằng cách nào. Kết quả là, những người lãnh đạo marketing phải chuyển các dự thảo ngân sách dành cho marketing truyền thống sang marketing trực tuyến để phục vụ những khách hàng sẵn có và khách hàng tiềm năng đang sử dụng internet. Các kênh trực tuyến có thể tiến tới khách hàng mục tiêu, với chi phí thấp, và có thể tính toán được. Kết quả là chúng ta nên chờ đợi sự suy giảm đang diễn ra của phương tiện truyền thông marketing truyền thống. Sự suy giảm của phương thức truyền thống này sẽ mang lại các kênh marketing, sự chuyên nghiệp và các phương thức mới cũng như là một sự cắt giảm cho toàn bộ ngân sách quảng cáo. Các đại diện và nhà sản xuất truyền thông phải chuyển đổi việc kinh doanh của họ sang bao gồm cả khả năng marketing kỹ thuật số. Còn đối với những người làm marketing thì phải tập trung vào việc tạo ra mối tương giao với khách hàng trực tuyến, phát triển nhóm quản lý các chiến lược, chú trọng tới đào tạo và bồi dưỡng nhân viên cũng như tìm kiếm các cơ hội mới để kết nối với các khách hàng trọng điểm
II. Marketing truyền thông xã hội đang hoàn thiện
Điều này trong marketing chuyên nghiệp có thể hiểu rằng chúng ta đang ở giữa sự chuyển tiếp quan trọng sang việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội cho các mục đích marketing. Trong khi nhiều nhà marketing đã đang trải nghiệm với các chiến thuật truyền thông xã hội trong vòng 10 năm qua thì trong 2011, những đội marketing dẫn đầu sẽ thực hiện những chiến thuật xã hội thâm nhập đầy đủ vào chiến lực marketing tổng thể. Một quá trình marketing truyền thông xã hội tổng thể sẽ chỉ ra rõ ràng rằng quá trình này phải tuân thủ theo một vòng quay không khi nào kết thúc gồm: 1) Nghiên cứu, 2) Lập kế hoạch, 3) Liên kết và 4) Thẩm định. Đồng thời, một khuynh hướng mới của những khả năng marketing sẽ nổi lên, bao gồm Nghiên cứu sự lắng nghe của xã hội, Marketing ảnh hưởng, Marketing cộng đồng và Các trò chơi trên mạng xã hội. Những khả năng mới này đòi hỏi phải có các chương trình đào tạo chuyên nghiệp và các vị trí chuyên môn về lĩnh vực này để đáp ứng được thực tế phát triển của marketing truyền thông xã hội mới. Tuy nhiên, với phương thức mới này thì cần đến nhiều nỗ lực để lập kế hoạch marketing tổng thể, có độ rủi ro về quản lý và hệ thống ước định.
III. Marketing di động tạo đà cất cánh
Cùng với xu hướng Marketing xã hội được miêu tả ở trên, sự quan tâm tới marketing di động đã bùng nổ. Ví dụ như thành công to lớn trong việc lan truyền trên các phương tiện truyền thông xã hội đối với các sản phẩm Iphone của hãng Apple, Android của Google, và Ipad của Apple. Theo econsultancy.com thì có tới hơn 50% các công ty hiện nay có kế hoạch tăng ngân sách cho các chiến lược marketing trên điện thoại di động. Khi sự lựa chọn loại điện thoại thông  minh/đa phương tiện ngày càng gia tăng thì marketing di động sẽ phát triển dưới các dạng  tin nhắn, thư điện tử, website, và các ứng dụng trên di động mà qua đó có thể thực hiện các hoạt động marketing. Sự kết hợp của các nhân tố mới này, những mạng lưới mới và công nghệ nhận biết địa điểm mới, sẽ châm ngòi cho một làn sóng ổn định với ý nghĩa lớn hơn. Một vài xu hướng quan trọng của marketing trên điện thoại di động được hướng tới trong năm 2011 là Các dịch vụ dựa trên việc xác định vị trí, Các ứng dụng cho điện thoại di động, Các trò chơi trên điện thoại di động, Marketing trên điện thoại di động dựa trên sự kiện, Tính thực tế gia tăng.
IV. Các khả năng marketing cá nhân hóa được cải thiện
Mong chờ ngày càng có nhiều khả năng cá nhân hóa được thêm vào trong các website trong năm 2011. Những người khách thường xuyên của một website sẽ xem một trang dựa trên tất cả các thông tin được thu thập từ những cuộc viếng thăm trước đó. Những nhà marketing sẽ giới thiệu một trang được cá nhân hóa tới các khách hàng bằng cách tổ chức thông tin và ưu tiên hóa nó dựa trên những liên kết cá nhân. Các sản phẩm và dịch vụ được đưa ra trên những trang này sẽ được định hình trước. Các khách viếng thăm “vô danh” tới các website sẽ thu được những tin nhắn đã được điều chỉnh dựa trên đường dẫn URL, các thuật ngữ tìm kiếm, các vị trí địa lý và các nội dung bên trong khác. Marketing cá nhân hóa sẽ mở rộng trên một website tới các kênh kỹ thuật số khác, bao gồm marketing truyền thông xã hội, marketing trên di động và email marketing.
V. Video xã hội như là một công cụ marketing để giành được sự tăng trưởng
Theo một nghiên cứu của Nielsen, một công ty truyền thông và thông tin hàng đầu thế giới, thì có tới 70% số người sử dụng Internet trên toàn cầu xem các video trực tuyến. Như vậy, trong thời đại thông tin bùng nổ hiện nay, video còn là một cách để kết nối những người trên mạng. Trước khi có sự góp mặt của Internet thì cách duy nhất có thể gửi thông điệp từ video của bạn tới số đông khán giả là phải trả tiền cho một kênh truyền hình thương mại nào đó. Ngày nay, các trường phương tiện truyền thông xã hội và video có thể truyền tay nhau được. Phát tán video thông qua những mạng lưới truyền thông xã hội là một cách mạnh mẽ để đóng dấu hình ảnh của bạn trong trí nhớ của khách hàng và khách hàng tiềm năng. Video tạo sức mạnh cho các mối quan hệ mà bạn có cùng với sự tồn tại của khách hàng và nó giúp cho khách hàng tiềm năng biết tới bạn tốt hơn. Vì vậy, trong năm 2011, những người làm marketing kỹ thuật số chuyên nghiệp sẽ quan tâm tới việc làm thế nào để sử dụng tốt nhất việc marketing bằng video trong các Chương trình và Chiến lược marketing truyền thông xã hội.
VI. Sự lựa chọn công cụ tìm kiếm ngày càng đa dạng
Nhờ sự thuận tiện và nhanh chóng của Internet mà hiện nay các khách hàng lựa chọn sử dụng nó như là một công cụ tìm kiếm thứ cấp để tìm thông tin cho các dịch và sản phẩm của mình. Tuy nhiên nó lại không còn là một trò chơi tìm kiếm nữa khi những cái tên như Google (UK), Baidu (Trung Quốc), Yandex (Nga) xuất hiện. Thêm vào đó là sự gia nhập của các mạng xã hội như Twitter, Facebook và LinkedIn đang ngày càng trở thành một nguồn quan trọng cho việc tìm kếm. Không chỉ vậy, điện thoại di động cũng trở thành một công cụ tìm kiếm hiệu quả. Và như vậy, công việc của những người làm marketing chuyên nghiệp hiện giờ là khẳng định thương hiệu của họ trên trang đầu tiên của các kết quả tìm kiếm. Chính những sự đa dạng của các công cụ tìm kiếm sẽ mang lại càng nhiều kết quả lựa chọn cho khách hàng.
VII. Những phân tích marketing sẽ giúp giải thích cho mọi tin đồn
Theo những người làm marketing chuyên nghiệp thì những kết quả phân tích là một con đường mới để khẳng định giá trị của một thương hiệu. Trên thực tế, các kênh thông tin trực tuyến là một nguồn cung cấp vô tận các dữ liệu cho những người làm marketing. Thách thức dành cho những người làm marketing chuyên nghiệp là biến các dữ liệu đó thành tư liệu của mình và sau đó triển khai thành các chiến lược dựa trên các tư liệu đó. Các ứng dụng phân tích marketing có thể giúp đỡ quá trình triển khai, nhưng việc họ cần làm là tổng hợp và phân tích các nguồn dữ liệu sẵn có như các website, các kênh tìm kiếm, video, điện thoại di động, và những cuộc giao tiếp xã hội. Từ những dữ liệu thu được, nhờ các ứng dụng phân tích thông minh và hiệu quả, khách hàng sẽ  tìm kiếm được những thông tin tham khảo. Trong năm 2011, khả năng phân tích chuyên nghiệp được hy vọng sẽ phát triển và có thể xác định, phân tích và miêu tả từng phần trong tất cả những thông tin “nhiễu” nhận được để đưa ra cho những người làm marketing chuyên nghiệp sự nhận định suy đoán quan trọng mà từ đó họ có thể sử dụng để đưa ra những quyết định tốt hơn.
VIII. Trợ giúp trực tuyến kết nối người mua với những chuyên gia giải quyết vấn đề
Những khách hàng trực tuyến là một số trong những khách hàng không kiên nhẫn nhất và yêu cầu nhiều nhất. Họ chờ đợi câu trả lời từ nhóm hỗ trợ trực tuyến của bạn ngay lập tức. Trong suy nghĩ của họ luôn thường trực một câu: “Tôi cần lời giải thích ngay lập tức!”. Và thực tế chứng minh rằng, những dịch vụ trao đổi trực tiếp cho phép người điều hành tác động với những khách hàng trực tuyến và trả lời những câu hỏi của khách hàng một cách nhanh chóng, giúp bạn giải tỏa những nghi ngờ của khách hàng.  Theo Viện nghiên cứu Forrester http://www.forrester.com, một công ty nghiên cứu độc lập chuyên đưa ra các vấn đề ứng dụng và dự đoán, cho rằng có tới 44% những người tiêu dùng trực tuyến trả lời rằng có được câu trả lời thông qua các cuộc tư vấn trực tuyến trong một giao dịch mà một trong những nhân tố quan trọng nhất mà một trang Web nên cung cấp. Do đó, trong năm 2011, việc nhìn nhận và quan sát những trang mạng xã hội trực tuyến như Twitter và các dịch vụ chat thực tế là điều cần thiết trong việc cung cấp những phương hướng kết nối với các khách hàng.
IX. Các thông tin cá nhân vẫn là mối quan tâm lớn
Theo một khảo sát của www.lawyers.com thì có tới 76% người được hỏi đều trả lời rằng họ rất lo lắng tới các thông tin cá nhân của họ trên các mạng chia sẻ xã hội. Điều đó cho thấy rằng, vấn đề cá nhân vẫn là mối quan tâm hàng đầu khi những người làm marketing chuyên nghiệp thực hiện các chiến lược của mình. Bởi đây không chỉ là vấn đề của từng cá nhân mà còn liên quan tới pháp luật nếu các doanh nghiệp tự ý khai thác mà không được sự đồng ý của chủ tài khoản.  Do đó, việc tạo ra một môi trường lưu thông trực tuyến đảm bảo là vấn đề rất khó và là lời hứa để lấy được sự tin tưởng của khách hàng. Và khi xu hướng marketing được thực hiện trên các mạng xã hội và điện thoại di động những vấn đề cá nhân phải được giải quyết một cách cẩn trọng. Trên thực tế, vấn đề đảm bảo thông tin cá nhân cũng thúc đẩy các thương hiệu như Facebook và Google tiếp tục điều chỉnh các mô hình kinh doanh của họ.
X. Lựa chọn marketing kỹ thuật số nổi lên như là một ưu tiên hàng đầu
Trong một khảo sát 140 nhà hoạch định chiến lược xã hội của tập đoàn Altimeter, câu trả lời cho định hướng chiến lược xã hội trong năm 2011 đều nằm ở việc thu hút các khách hàng lại gần hơn với các website doanh nghiệp. Tuy nhiên, câu trả lời của tập đoàn Dachis, một tập đoàn nổi bật trong các Thiết kế Kinh doanh Xã hội, rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đang nhận thấy họ đã mất dần kiểm soát với các dự án truyền thông xã hội và có quá nhiều sự lặp lại, không minh bạch và sự kết hợp lỏng lẻo giữa các phương tiện truyền thông đó. Do đó các tổ chức này đang tìm kiếm cách hợp nhất, đánh giá và tập trung vào những nỗ lực truyền thông xã hội của họ. Và trong thời gian qua, chúng ta nhìn thấy các phương tiện truyền thông trong marketing kỹ thuật số nổi lên. Chúng bao gồm các hình thức như trên điện thoại di động (tin nhắn, website, các ứng dụng), phương tiện truyền thông giải trí (video, file chơi âm thanh, trò chơi), phương tiện truyền thông xã hội (blog, microblogging, các mạng xã hội). Trong năm 2011, việc lựa chọn, hợp nhất được toàn bộ các hình thức trên trong một chiến lược tổng thể sẽ mang lại hiệu quả rất lớn cho lĩnh vực marketing kỹ thuật số.